BÀI HỌC VỀ SỰ SỐNG CÒN

Thứ tư, 30/01/2013, 10:00 GMT+7

Bác thợ săn John hay đi săn thỏ cùng chú chó săn của mình. Dạo gần đây, tình hình săn thỏ không được tốt, nên bác thợ săn John hay bực tức và trách móc chú chó săn của mình, điều này làm cho chú chó cũng chẳng vui vẻ gì.

Một hôm, trong một chuyến đi săn, John thấy được một con thỏ nằm sau phiến đã, anh đưa súng lên và “pằng” một tiếng, viên đạn trúng vào chân sau của con thỏ. Và công việc tiếp theo là của chú chó săn. John vừa ngồi trên phiến đã châm thuốc vừa ra lệnh cho con chó đuổi theo, và nghĩ “ Có con thỏ nào thoát khỏi được con chó săn của mình đâu, hơn nữa đây còn là một con thỏ què.”

John tiếp tục ngồi trên phiến đã và đợi con chó đem về chiến lợi phẩm. Nhưng một lúc sau, chú chó quay về với dáng vẻ hết sức thiểu não, nó không hoàn thành nhiệm được đã được giao. “Con chó đáng ghét! Con thỏ đó đâu rồi ?”

“Gâu! Tôi đã cố gắng hết sức!”. Con chó săn tỏ ra khó chịu với những lời trách mắng của chủ, đồng thời nó cũng không đồng ý với ý định tiếp tục ở lại vùng đó để săn thỏ.

Trong lúc đó, thì con thỏ bị thương ở chân đang cùng với các bạn bè của mình ngồi ở xa xa và nói về nguyên nhân tại sao mình lại có thể thoát chết.“Tại sao con chó săn lại không đuổi kịp cậu nhỉ ?”

Con thỏ đó trả lời: “Bởi vì tôi chạy để giữ tính mạng mình, trong khi đó con chó săn chỉ chạy vì nghĩa vụ, tôi đã phải dốc hết sức, nhưng còn con chó săn thì…”

Lời bình:

Kinh doanh khó khăn cũng là lúc doanh nghiệp và nhân viên trở nên hục hặc. Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, lợi nhuận ít, lương thưởng bị hạn chế, thì những hục hặc này càng dễ phát sinh.

Thực ra cả bác thợ săn John và chú chó săn đều mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Bác thợ săn thì không để ý đến cảm xúc của chú chó, trong khi chú chó thì làm việc với thái độ “làm cho qua chuyện”. Bất kể năng lực của một người có giỏi đến đâu, nhưng nếu họ làm việc chỉ với thái độ thờ ơ, chắc chắn họ sẽ không thể nào làm việc đó tốt bằng những người làm công việc đó về chính “sự sống” của mình. Chỉ những người khi chạy để giữ lấy “mạng sống” cho mình họ mới có thể khai thác được hết sức mạnh của đôi chân.

Tình hình kinh tế khó khăn cũng là một dịp để tất cả chúng ta trải nghiệm nhiều hơn tinh thần “chạy để giữ lấy mạng sống”, và khai thác hết sức mạnh đôi chân của mình


Người viết : Sưu Tằm


Copyright © 2012 CÔNG TY TNHH MINH KIÊN PHÁT